Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Bình Thuận

|

02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

|

Liên lạc: 1900866600

Bệnh Trĩ - Trĩ Nội

Đi Phân Ra Máu Tươi Là Bị Gì? Có Phải Trĩ Không?

Đánh giá bài biết: 4/10
Ngày đăng: 03-01-2024 Lượt xem: 163

Đi phân ra máu tươi là dấu hiệu điển hình khi bị trĩ. Nhưng nếu bạn bị trĩ kèm theo đi ngoài ra máu nhiều thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với bệnh trĩ cấp độ nặng. Bài viết dưới đây, Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận sẽ mang đến cho bạn đọc hiểu hơn về những dấu hiệu phân biệt đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ chảy máu nhiều theo từng cấp độ bệnh.

Hiện tượng đi phân ra máu tươi là bị gì? Có nguy hiểm không? NHẤN VÀO ĐÂY bác sĩ sẽ tư vấn tận tình và giúp bạn có quyết định sáng suốt nhất!

Đi phân ra máu tươi là bị gì? Có phải trĩ không?

Đi phân ra máu tươi là bị gì? Có phải trĩ không? Câu trả lời là có. Vì đây là một triệu chứng đặc trưng đối với nhóm bệnh lý này.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các búi trĩ? Bệnh trĩ gây ra bởi sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong thời gian dài, làm hình thành búi trĩ. Trong búi trĩ có cấu tạo gồm nhiều khoảng trống để giữ lại máu tươi khi dòng máu giàu oxy luân chuyển qua hậu môn – trực tràng. Kích thước búi trĩ càng to thì đồng nghĩa với lượng máu lắng đọng bên trong càng lớn.

Đi phân ra máu tươi là bị gì? Có phải trĩ không?

Đi phân ra máu tươi là bị gì? Có phải trĩ không?

   Khi người bệnh rặn đại tiện, phân bị ép chà sát và trượt qua bề mặt búi trĩ để ra bên ngoài khiến cho các thành mạch búi trĩ bị vỡ và máu bên trong chảy ra cùng phân (hiện tượng búi trĩ chảy máu), từ đó khiến người bệnh trĩ bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện.

​   Bệnh trĩ chảy máu xảy ra ngay từ trĩ cấp độ 1 – giai đoạn trĩ mới hình thành. Số lượng máy chảy nhiều hoặc ít sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh trĩ hiện tại ở dạng nặng hay nhẹ.

​   Nếu bệnh trĩ mới ở giai đoạn đầu, bệnh còn nhẹ thì trạng bị trĩ đi ngoài chảy máu xảy ra không thường xuyên, mức độ chảy máu trĩ ít và cuộc sống người bệnh không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu bệnh trĩ ở cấp độ nặng thì thường gây chảy máu nhiều và người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng do cơ thể thiếu máu.

Phân biệt đi phân ra máu tươi do bệnh trĩ với các bệnh lý khác

Bên cạnh nhóm bệnh trĩ dẫn đến triệu chứng đi phân ra máu tươi, còn có nhiều bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi nên người bệnh cần nhận biết đúng tình trạng chảy máu do bệnh trĩ để tránh nhầm lẫn trong điều trị

Cách nhận biết đi ngoài ra máu tươi do trĩ sẽ dựa vào những đặc điểm chính như sau:

Đi phân ra máu tươi

Đi phân ra máu tươi

   Đặc điểm của bệnh trĩ

Máu chảy do bệnh trĩ là máu giàu oxy nên thường có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ); máu không lẫn vào phân và có thể nhìn thấy bằng mắt thường; máu chảy sau phân hoặc chảy cùng phân khi người bệnh rặn đại tiện.

Lượng máu chảy do bị trĩ sẽ thay đổi tần suất và số lượng theo từng cấp độ trĩ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:

​   Chảy máu trĩ nội độ 1: Lượng máu chảy rất ít, tần suất xuất hiện ít, không thường xuyên. Người bệnh thường vô tình phát hiện qua giấy vệ sinh hoặc mắt thường.

​   Chảy máu trĩ nội độ 2: Bị trĩ ra máu nhiều hơn do búi trĩ bắt đầu phát triển với kích thước to dần, và số lần xuất hiện cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, so với trĩ giai đoạn sau thì chảy máu trĩ độ 2 vẫn ít và việc chữa trị vẫn dễ dàng hơn nhiều.

​   Chảy máu trĩ nội độ 3: Búi trĩ chảy máu nhiều với tần suất dày, máu có thể chảy theo dạng giọt gianh thậm chí bị chảy máu nhỏ giọt (trường hợp nặng). Lúc này hiện tượng đi ngoài ra máu tươi do trĩ rất rõ ràng. Người bệnh có thể bị thiếu máu nếu không can thiệp kịp thời

​   Chảy máu trĩ độ 4 – trĩ cấp độ nặng nhất: Búi trĩ chảy máu rất nhiều mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt hoặc đi đại tiện ra máu đông. Người bệnh cũng có nguy cơ bị vỡ búi trĩ chảy máu nhiều và nhiều biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm khác.

​   Dấu hiệu trĩ đi kèm

Ngoài bị chảy máu, bệnh trĩ còn các dấu hiệu thường gặp khác như:

Đi phân ra máu tươi

Đi phân ra máu tươi

​   Sa lòi búi trĩ (hiện tượng lòi dom): Có “cục thịt hồng” thò ra và thụt vào mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Đây là triệu chứng bệnh trĩ điển hình nhất.

​   Bị đau rát hậu môn, sưng phù nề quanh hậu môn và búi trĩ;

​   Xuất hiện dịch nhầy làm hậu môn ẩm ướt, dễ gây nhiễm khuẩn trĩ.

​   Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn.

​   Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do các bệnh lý khác

Để phân biệt chảy máu do bệnh trĩ với đi cầu ra máu tươi do các bệnh lý khác thì thường dựa vào đặc điểm máu chảy và các dấu hiệu đi kèm. Dưới đây là một số bệnh lý khác cũng có dấu hiệu đi ngoài ra máu khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với trĩ:

Đi phân ra máu tươi

Đi phân ra máu tươi

​   Ung thư đại trực tràng: đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân (vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy) phân nát, phân hình lá úa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, có thời gian táo bón kéo dài

​   Bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu.

​   Bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện.

​   Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều.

Bệnh trĩ đi phân ra máu tươi có nguy hiểm không?

   Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Dù ở thời điểm nào thì bệnh trĩ chảy máu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Bệnh trĩ ra máu ít (trường hợp nhẹ) có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, người không khỏe, hoa mắt, chóng mặt… do thiếu máu.

Bệnh trĩ đi phân ra máu tươi có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ đi phân ra máu tươi có nguy hiểm không?

Trường hợp bệnh trĩ chảy máu nhiều (trĩ cấp độ nặng) có thể gây tình trạng thiếu máu trầm trọng; người bệnh nhìn xanh xao; sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng thấp… làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.

Mặc dù là biểu hiện bệnh trĩ sớm nhất nhưng chảy máu do trĩ thường không được quan tâm ngay từ đầu, người bệnh thường chủ quan không chữa trị sớm khiến bệnh có cơ hội phát triển nặng. Đến khi trĩ chuyển nặng, búi trĩ chảy máu nhiều thì người bệnh mới đi khám nhưng lúc này kích thước búi trĩ to lớn nên việc cầm máu khi đi đại tiện rất khó khăn và vất vả.

Bởi vậy, người nên đi thăm khám sớm nhất có thể khi phát hiện đi cầu ra máu tươi (bởi đây là một dấu hiệu không bình thường) và các dấu hiệu đi kèm, từ đó xác định chính xác mức độ bệnh trĩ và có hướng điều trị bệnh kịp thời nếu có.

Cách trị bệnh trĩ đi phân ra máu tươi tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận

Bệnh trĩ ra máu nhiều cũng đồng nghĩa với trĩ đã phát triển lên cấp độ nặng. Lúc này việc điều trị sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều. Bị trĩ chảy máu nhiều cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe dần suy kiệt. Trong trường hợp này bạn cần đến bệnh viện thăm khám và chữa trị trĩ nhanh chóng để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Tại thời điểm bệnh trĩ trở nặng, hiện tượng bệnh trĩ đi đại tiện ra máu xảy ra với mức độ và tần suất cao hơn, bệnh nhân sẽ được cân nhắc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện nay được áp dụng tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận có thể kể đến như:

Cách trị bệnh trĩ đi phân ra máu tươi

Cách trị bệnh trĩ đi phân ra máu tươi

   Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson.

​   Phương pháp cắt trĩ Longo.

​   Phương pháp thắt mạch và khâu treo búi trĩ.

​   Phương pháp ứng dụng laser để triệt bỏ trĩ.

Các phương pháp trên đa phần đều điều trị triệt để bệnh trĩ nói chung và tình trạng bệnh trĩ đại tiện ra máu nói riêng.

Bệnh trĩ đi ngoài ra máu là một trong các triệu chứng bệnh cực điển hình của trĩ. Bệnh nhân cần chú ý đến tình trạng của phân để nhanh chóng phát hiện và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả trước khi bệnh ngày một nặng hơn. Bệnh trĩ không tự khỏi nếu thiếu điều trị y khoa, bệnh nhân cần được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 1900866600 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.

- Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi: