Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Bình Thuận
02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Liên lạc: 1900866600
Hôi miệng thường xuất hiện sau khi tiêu thụ các món có liên quan đến tỏi, hành tây, hành tím, chứa chất bảo quản... Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác không liên quan đến thực phẩm cũng khiến hơi thở có mùi.
Viêm nướu răng, viêm họng liên cầu khuẩn và một số bệnh gây viêm khác đều có thể tạo ra mùi hơi thở. Vi khuẩn gây viêm, làm chết các phần da, nhất là vùng da sau cổ họng hoặc làm viêm các nếp gấp ở amidan. Bệnh nướu răng có thể có các triệu chứng này.
Nhiễm trùng xoang tạo ra dịch mũi có vị đắng, chứa các loại enzyme gây mùi. Người bệnh nhiễm trùng xoang nên đi khám sớm và có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Căng thẳng, ăn uống quá nhanh, dùng đồ uống có ga, uống rượu muộn vào ban đêm đều có thể dẫn đến trào ngược axit. Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản phía trên có thể gây ợ nóng, ợ hơi và hơi thở có mùi khó chịu.
Hơi thở có mùi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
Người thường xuyên trào ngược nên thay đổi lối sống, như ăn chậm nhai kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, tránh dùng bữa sát giờ đi ngủ, hạn chế rượu, thuốc lá và đồ uống có ga. Hành và tỏi cũng là thủ phạm khiến trào ngược axit. Hạn chế tiêu thụ các món có liên quan đến hai gia vị này trong bữa tối.
Amidan có cấu tạo nhiều lớp, nếp gấp và rãnh sâu. Những mảng thức ăn hoặc mảnh vụn nhỏ có thể bị mắc kẹt và thành cặn canxi. Các cặn này được gọi là sỏi amidan, có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, màu trắng và màu hơi vàng, tạo ra mùi khó chịu. Người bị sỏi amidan nên súc họng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày, vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Nước bọt có nhiều lợi ích như rửa sạch miệng, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, trung hòa axit. Người bị khô miệng mạn tính, nước bọt tiết ra không đủ để rửa sạch vi khuẩn gây hôi miệng.
Khô miệng khiến hơi thở có mùi
Khô miệng còn được gọi là xerostomia, có thể là triệu chứng của các bệnh như tiểu đường không kiểm soát được đường huyết, hội chứng Sjögren (rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến tuyến nước bọt).
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc như kháng histamine, thuốc điều hòa huyết áp, thuốc chống trầm cảm.
Để tránh khô miệng, mọi người nên uống nhiều nước, nhai kẹo cao su, sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm.
Vi khuẩn kỵ khí phát triển trên răng và trong miệng thường tạo mùi khó chịu, biểu hiện rõ nhất vào buổi sáng. Các triệu chứng sâu răng, bao gồm nhức răng, răng nhạy cảm với đồ ngọt, nóng hoặc lạnh, hơi thở có mùi. Trong trường hợp nghiêm trọng, răng sau hình thành mũi, dẫn đến đau mặt, sưng và sốt.
*** Nguồn được lấy từ Internet, nội dung chỉ để tham khảo, không phải hướng dẫn trị liệu!
Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 1900866600 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.
- Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi: