Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Bình Thuận

|

02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

|

Liên lạc: 1900866600

Bệnh Phụ Khoa - Bệnh Kinh Nguyệt

Hiện tượng tắc kinh ở nữ giới là do đâu?

Đánh giá bài biết: 4/10
Ngày đăng: 29-03-2024 Lượt xem: 677

   Kinh nguyệt luôn là mối quan tâm của chị em phụ nữ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, khả năng làm mẹ của mỗi người. Tình trạng tắc kinh vốn quen thuộc với phái nữ và khiến chị em rất lo lắng về những tác hại mà bệnh có thể gây nên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng tắc kinh qua bài viết sau.

  Kết nối trực tiếp với bác sĩ bằng cách NHẤP VÀO KHUNG bên dưới  

TẮC KINH Ở NỮ GIỚI LÀ GÌ?

  Kinh nguyệt là một hiện tượng bình thường thuộc sinh lý của nữ giới, do nội tiết tố ở buồng trứng của nữ giới có sự thay đổi, đến thời kỳ trứng rụng nếu không được thụ tinh thì sẽ xảy ra kinh nguyệt. Hiện tượng này thường diễn ra theo định kỳ từng tháng, với dấu hiệu là máu sẽ chảy ra bên ngoài âm đạo.

  Chu kỳ kinh nguyệt thông thường diễn ra khoảng 22 – 35 ngày, trung bình là 28 – 30 ngày. Thời gian hành kinh ở nữ giới là 3 – 7 ngày và lượng máu kinh mất đi chiếm khoảng 60 ml.

  Tắc kinh hay còn gọi là bế kinh chính là hiện tượng máu kinh ra qua ít, ra nhỏ giọt. Những chị em phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy có kinh nguyệt hoặc có tháng có nhưng sau đó 2 -3 tháng không thấy có kinh thì đó chính là tắc kinh hay bế kinh.

NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG TẮC KINH

  Nữ giới bị tắc kinh do các nguyên nhân sau đây:

  ▼ Bị các bệnh phụ khoa: Khi chị em bị các bệnh phụ khoa như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm tắc vòi trứng, polyp tử cung,… thì sẽ bị tắc kinh nguyệt. Những căn bệnh này vốn rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến khả năng có con của chị em.

  ▼ Đa nang buồng trứng: Bệnh đa nang buồng trứng cũng là một trong các nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị tắc. Nhiều nang ở buồng trứng phát triển cùng lúc nhưng chúng không chín, không phóng noãn, do đó gây nên tình trạng thưa kinh, dần dần sẽ dẫn đến tắc kinh.

  ▼ Rối loạn nội tiết tố: Sự xáo trộn và mất cân bằng của hormone nội tiết trong cơ thể phái nữ khiến cho quá trình giải phóng noãn gặp vấn đề, trứng không rụng được dẫn đến tình trạng bế kinh. Sự mất cân bằng hormone xuất phát từ ăn uống thất thường, bị béo phì,…

  ▼ Nhiễm khuẩn sau sinh: Chị em bị nhiễm khuẩn sau sinh, sau khi tiến hành nạo phá thai, viêm niêm mạc tử cung, bệnh lý về tuyến yên,… cũng dẫn tới tắc kinh nguyệt.

  ▼ Bệnh tuyến giáp: Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng trực tiếp của tuyến giáp. Do đó, khi tuyến giáp gặp vấn đề thì bài tiết prolactin có sự thay đổi, tăng giảm bất thường, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

  ▼ Thai ngoài tử cung: Mang thai khiến cho chu kỳ kinh nguyệt dừng lại. Thai ngoài tử cung cũng khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn.

  ▼ Bệnh Turner: Căn bệnh này khiến cơ thể nữ giới phát triển không được bình thường, thấp bé, có màng da ở cổ, bờ tóc sau gáy thấp, hai núm vú ở cách xa nhau, cơ quan sinh dục, buồng trứng không phát triển nên nữ giới không có kinh.

  ▼ Sức khỏe không tốt: Những nữ giới sức khỏe yếu, gầy thì estrogen bài tiết ra sẽ bị ngừng, noãn cũng dừng phóng.

  ▼ Tâm lý căng thẳng: Áp lực công việc, cuộc sống gia đình có vấn đề, suy nghĩ căng thẳng,… cũng khiến kinh nguyệt trở nên rối loạn.

  ▼ Làm việc quá sức, vận động quá mạnh: Luyện tập thể dục quá mạnh hay làm việc nặng sẽ khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

  ▼ Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Chị em sử dụng một số loại thuốc chứa progesterone và estrogen như thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm,… đều là những tác nhân có thể gây ra bế kinh.

  ▼ Hút thuốc: Nicotin chứa trong thuốc lá có thể khiến cho lượng tiết tố bị sụt giảm, quá trình sinh lý sẽ bị ảnh hưởng, gây tắc kinh.

  ▼ Bị lạnh: Trong thời điểm kinh nguyệt, nếu như cơ thể không được giữ ấm, huyết quản ở vùng chậu có thể bị thu hẹp, chức năng của buồng trứng sẽ bị rối loạn, kinh nguyệt bị ảnh hưởng theo.

  ▼ Táo bón: Khi chị em bị táo bón thì cổ tử cung sẽ hướng về phía trước. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nữ giới bị đau lưng, kinh nguyệt bị rối loạn.

  ▼ Áp lực cuộc sống kéo dài khiến cho hai thùy dưới của não bị tác động, dẫn đến buồng trứng không rụng trứng, kinh nguyệt bị tắc nghẽn.

  ▼ Sóng điện từ: Với việc sử dụng rất nhiều các loại thiết bị điện tử như hiện nay gồm: máy tính, điện thoại, bếp từ, tủ lạnh,…thì lượng sóng điện từ phát ra hàng ngày là rất nhiều và gây nguy hiểm, tác động đến nội tiết của chị em, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

BIỂU HIỆN CỦA CHỨNG TẮC KINH

  Khi nữ giới bị chứng tắc kinh sẽ có các hiện tượng như sau:

  ❉ Chán ăn, cảm giác mệt mỏi, sút cân, chóng mặt,…

   Suy giảm ham muốn tình dục, lông mu, lông vú bị rụng, vú teo.

  ❉ Cảm giác ớn lạnh, da bị khô, nhợt nhạt, huyết áp thấp, tim đập chậm, phản ứng trở nên chậm chạp, trí nhớ sút giảm,…

   Nếu tắc kinh nguyên nhân từ khối u tuyến yên thì có các biểu hiện của tắc kinh là huyết áp tăng cao, rậm lông, cân nặng tăng, hồng cầu tăng, da bị khô,…

TÁC HẠI CỦA CHỨNG TẮC KINH

  Bệnh bế kinh ở nữ giới nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm với phái nữ:

  ✤ Trầm cảm: Khi bị bế kinh, nữ giới cảm thấy bị rối loạn về tinh thần, hay lo lắng, càng ảnh hưởng không tốt tới chức năng sinh lý.

  ✤ Vô sinh: Chứng tắc kinh sẽ khiến cho huyết áp của chị em không ổn định, thường mắc các bệnh tim mạch, ung thử cổ tử cung,.. khiến chị em bị vô sinh.

  ✤ Tử cung bị tổn thương: Chị em phụ nữ bị tắc kinh thì sự phản ứng của nội mạc tử cung trở nên kém, hoặc cũng có thể không có phản ứng với các kích thích sắc tố. Nội mạc tử cung sẽ không bong tróc và dễ dẫn đến xuất huyết.

  ✤ Bộ phận sinh dục bị teo: Nếu tắc kinh xuất phát từ suy buồng trứng sớm thì nữ giới có thể phải đối mặt với nguy cơ teo bộ phận sinh dục, rối loạn tình dục, ung thư buồng trứng,…

  ✤ Chức năng tuyến yên bị suy giảm: Kinh nguyệt bị tắc nghẽn có nguyên nhân từ tuyến yên thường có liên quan đến suy giảm chức năng tuyến yên. Thường gặp ở các trường hợp bị suy tuyến yên, chấn thương sọ não,…

  ✤ Buồng trứng bị tổn thương: Bế kinh báo hiệu chị em bị các chứng bệnh liên quan đến buồng trứng như loạn sản buồng trứng, buồng trứng bị suy thoái sớm, phát triển không đầy đủ,…

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG TẮC KINH

  Để có phương pháp điều trị tình trạng bế kinh một cách hiệu quả, nữ giới cần sớm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm, siêu âm cần thiết. Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp để điều trị đạt hiệu quả cao.

  Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu hay dùng thuốc để điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố, hoặc tiến hành tiểu phẫu tùy nếu chị em bị mắc căn bệnh phụ khoa nào đó dẫn đến bế kinh.

  Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ cũng như việc dùng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ cũng như không bỏ dở liệu trình điều trị để tránh các hiện tượng bất thường, kháng thuốc nguy hiểm và gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

  Một số lưu ý để hỗ trợ quá trình điều trị chứng tắc kinh:

Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ quá trình điều trị

   Tránh ăn các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ trước kỳ kinh.

   Tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể như thịt gia cầm, sữa tươi.

  ✔ Đi ngủ sớm, không nên thức quá khuya. Sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý. Kiêng quan hệ tình dục thời gian này.

  ✔ Sau kỳ kinh nên bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất như thịt nạc, các loại hạt: đậu đỏ, lạc,…

  ✔ Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Không tắm nước lạnh, không ăn các thực phẩm có tính hàn. Nếu đau bụng kéo dài, nên sử dụng dầu, gừng để làm bụng ấm lên và hạn chế cơn đau.

   Tạo tâm trạng thoải mái, dễ chịu, tránh áp lực đè nặng.

  Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận là địa chỉ uy tín trong chữa trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt nói riêng, các vấn đề phụ khoa nói chung với các chị em. Đội ngũ bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao cùng trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho việc chữa trị đạt hiệu quả cao. Chi phí điều trị hợp lý giúp người bệnh yên tâm, hài lòng.

  Nếu còn thắc mắc về hiện tượng tắc kinh, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900866600 hoặc nhấn vào bảng tư vấn để được chuyên gia hỗ trợ tận tình và nhanh chóng.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 1900866600 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.

- Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi: