Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Bình Thuận

|

02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

|

Liên lạc: 1900866600

Bệnh Phụ Khoa - Bệnh Kinh Nguyệt Kinh Nguyệt Không Đều

Nguyên Nhân Trễ Kinh Là Gì?

Đánh giá bài biết: 4/10
Ngày đăng: 11-01-2024 Lượt xem: 3462

Khi gặp phải hiện tượng trễ kinh, rất nhiều chị em lo lắng liệu có phải mình mang thai hay mắc phải bệnh lý nào không. Theo các chuyên gia, trễ kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân mà không phải chị em nào cũng biết rõ. Trong bài viết dưới đây sẽ nêu ra 14 nguyên nhân gây chậm kinh (trễ kinh) thường gặp do mang thai và không mang thai, mời các bạn cùng Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận tìm hiểu.

Bạn bị chậm kinh không rõ nguyên nhân?  >>> Hãy nhấp vào khung chat bên dưới đây để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn bệnh và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân trễ kinh là gì?

Trễ kinh là hiện tượng mà không ít chị em gặp phải, tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng xuất phát từ một nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hay nguyên nhân trễ kinh ở phụ nữ mà chị em cần nắm rõ.

14 nguyên nhân gây chậm kinh ( trễ kinh ) thường gặp ở chị em phụ nữ bao gồm:

Nguyên nhân trễ kinh là gì?
Nguyên nhân trễ kinh là gì?

   Nguyên nhân trễ kinh do mang thai

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khi chị em nhận thấy mình bị chậm kinh đó là do mang thai. Nếu trước đó, chị em có quan hệ tình dục không an toàn mà không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào mà hiện tại chưa thấy “ngày đó” xuất hiện thì có thể chị em đã mang thai.

Các chuyên gia cho biết, có một vài trường hợp dù sử dụng biện pháp tránh thai nhưng chị em vẫn có thể mang thai do bao cao su bị thủng, rách hoặc thực hiện xuất tinh ngoài nhưng tinh trùng quá mạnh nên dễ dàng bơi vào âm đạo để tìm trứng.

Thông thường, chậm kinh (trế kinh) do mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Chị em ngay khi nhận thấy mình bị chậm kinh mà trước có quan hệ tình dục không an toàn thì có thể mua que thử thai về để kiểm tra hoặc đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín.

​   Trễ kinh do mắc bệnh phụ khoa

Nếu chị em mắc phải một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung… cũng gặp phải hiện tượng chậm kinh. Chị em khi thấy mình có các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám chữa càng sớm càng tốt.

Trễ kinh do mắc bệnh phụ khoa

Trễ kinh do mắc bệnh phụ khoa

​   Trễ kinh do bất thường ở tuyến giáp

Tuyến giáp là một cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh, kiểm soát cơ thể, giữ cho cơ thể ở trạng thái bình thường và có ảnh hưởng đến việc sản sinh ra các hormone ở nữ giới.

Nếu tuyến này có trục trặc, bất thường như cường giáp, suy giáp, rối loạn tuyến giáp… thì chị em ngoài gặp phải các biểu hiện như da khô, giảm cân đột ngột, rụng tóc thường xuyên… còn bị chậm kinh, trễ kinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới thường gặp.

​   Trễ kinh do bệnh về tử cung 

Bệnh lý tử cung là một danh mục bao gồm nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến tử cung. Dưới đây là một số bệnh lý tử cung thường gặp có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh:

   Polyps tử cung: Đây là các tế bào không tự nhiên phát triển trên niêm mạc tử cung. Polyps tử cung có thể là nguyên nhân gây chậm kinh và gây ra kích thước kinh nguyệt không đều.

​   Viêm tử cung: Viêm tử cung là sự viêm nhiễm của tử cung, thường do các loại vi khuẩn, nấm hoặc vi rút gây ra. Viêm tử cung có thể gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   U xơ tử cung: U xơ tử cung là một khối u không ác tính phát triển từ các tế bào tử cung. Khi u xơ tử cung lớn, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh.

​   Tổn thương tử cung: Các tổn thương, chằng buộc hoặc biến dạng của tử cung có thể gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   U ác tính tử cung: U ác tính tử cung là một khối u phát triển từ tế bào tử cung bất thường. Nếu u ác tính tử cung phát triển đủ lớn, nó có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh.

Trễ kinh do bệnh về tử cung

Trễ kinh do bệnh về tử cung 

​   Trễ kinh do mắc các bệnh buồng trứng

Bệnh lý buồng trứng là một thuật ngữ tổng quát dùng để chỉ các vấn đề và rối loạn liên quan đến buồng trứng. Dưới đây là một số bệnh lý buồng trứng phổ biến có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh:

​   Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS): Đây là hội chứng khiến nội tiết tố ở nữ giới mất cân bằng, hình thành nên các nang nhỏ có trong buồng trứng và ngăn ngừa quá trình rụng trứng. Tình trạng này xảy ra nhiều lần khiến chị em khó có kinh nguyệt ổn định vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Có đến 10% nữ giới gặp phải hội chứng này trong độ tuổi sinh sản. Các dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng có thể bao gồm: Tăng cân, mọc nhiều mụn trứng cá, rậm lông, chậm kinh, mất kinh, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

Trễ kinh do mắc các bệnh buồng trứng

Trễ kinh do mắc các bệnh buồng trứng

​   Viêm buồng trứng: Viêm buồng trứng là sự viêm nhiễm của buồng trứng, thường do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút. Viêm buồng trứng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   U buồng trứng: U buồng trứng là một khối u ác tính hoặc u lành tính phát triển trong buồng trứng. Khi u buồng trứng lớn, nó có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh.

​   Buồng trứng phát triển không đủ: Đôi khi, buồng trứng không phát triển đủ để phát triển và phát huy chức năng sinh sản đúng cách. Điều này có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   Trễ kinh do mắc các bệnh nội tiết

Bệnh nội tiết là một nhóm bệnh liên quan đến sự mất cân bằng trong hệ thống nội tiết tố của cơ thể, gồm hormone và các tuyến nội tiết. Các bệnh nội tiết có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh. Dưới đây là một số bệnh nội tiết phổ biến:

​   Bệnh tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp gồm cả tuyến giáp hoạt động quá mức (tăng chức năng giáp) và tuyến giáp hoạt động kém (giảm chức năng giáp). Cả hai trạng thái này đều có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   Bệnh tuyến yên: Rối loạn tuyến yên, bao gồm tuyến yên quá hoạt động (tăng chức năng yên) hoặc tuyến yên hoạt động kém (giảm chức năng yên), có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

​   Bệnh tuyến thượng thận: Rối loạn tuyến thượng thận, bao gồm bệnh Addison (thiếu corticosteroid) và bệnh Cushing (thừa corticosteroid), có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến chậm kinh.

​   Bệnh tuyến thượng não: Sự mất cân bằng trong hormone tuyến thượng não, chẳng hạn như hormone tạo kích thích tuyến giáp (TSH) và hormone tạo kích thích tuyến vú (PRL), có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây chậm kinh.

​   Bệnh tuyến vú: Rối loạn tuyến vú, bao gồm sự tăng hoặc giảm hormone prolactin, có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến chậm kinh.

​   Bệnh tuyến thượng nhũ: Rối loạn tuyến thượng nhũ có thể ảnh hưởng đến hormone oxytocin và hormone antidiuretic (ADH), gây rối loạn kinh nguyệt và chậm kinh.

Trễ kinh do mắc các bệnh nội tiết

Trễ kinh do mắc các bệnh nội tiết

​   Trễ kinh do tâm lý căng thẳng, stress

Khi gặp phải những căng thẳng, bất an, stress, lo lắng… trong công việc, gia đình thì chị em cũng dễ gặp phải nhiều vấn đề đối với sức khỏe, trong đó có hiện tượng chậm kinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm kinh ở nữ giới.

Những căng thẳng, stress, mệt mỏi khiến hệ thần kinh của nữ giới bị ảnh hưởng ít nhiều. Hệ thần kinh khi bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone cortisol và adrenalin với hàm lượng cao hơn mức bình thường. Đây là hai loại hormone có tác động đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ estrogen và progesterone.

Các loại hormone này đều có thể làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em thường có các vấn đề như: Chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là không có kinh nguyệt trong một thời gian dài.

​   Trễ kinh do lạm dụng thuốc tránh thai

Khi sử dụng thuốc tránh thai quá nhiều và liên tục, chị em cũng sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, đau bụng dưới, căng tức ngực… trong đó có hiện tượng chậm kinh hay trễ kinh.

Trong các loại thuốc tránh thai thường chứa hàm lượng Estrogen và Progesterone có tác dụng chính là ngăn chặn, ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, chất domperidone có trong thuốc tránh thai cũng khiến hàm lượng corticosteroid giảm xuống, quá trình rụng trứng cũng chậm đi và tất nhiên chị em sẽ bị chậm kinh.

Việc sử dụng quá nhiều thuốc tránh thai không chỉ khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi mà nó còn là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới. Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn đối với sức khỏe.

​   Trễ kinh do cân nặng thay đổi đột ngột

Có khá nhiều chị em vì muốn mình có một vòng eo lý tưởng nên đã thực hiện ăn kiêng, nhịn ăn, tập luyện hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là việc làm sai lầm bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng chậm kinh.

Khi tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, các hormone tác động đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Với những chị em giảm cân, tăng cân đột ngột thường bị trễ kinh, chậm kinh, chu kỳ kinh thất thường.

​   Trễ kinh do tác dụng phụ của thuốc

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: Thuốc giảm cân, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần, thuốc ngủ, thuốc nội tiết tố, thuốc chứa corticosteroid… cũng có thể là nguyên nhân gây chậm kinh 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng.

Khi ngưng sử dụng thuốc điều trị, kinh nguyệt của chị em sẽ được cải thiện, ổn định trở lại. Vì vậy, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.

​   Trễ kinh do thời kỳ mãn kinh

Thường thì những phụ nữ dưới 40 tuổi thường bị thiếu hụt lượng hormone nữ và dễ bị mãn kinh sớm, đây là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh mà có rất nhiều mẹ gặp phải.

Ngoài biểu hiện chậm kinh, mất kinh sớm, chị em còn gặp phải một số vấn đề như: Khô âm đạo, mồ hôi ra nhiều vào ban đêm, nóng trong người, mất ngủ, chóng mặt, nhan sắc kém đi…

Trễ kinh do thời kỳ mãn kinh

Trễ kinh do thời kỳ mãn kinh

​   Trễ kinh do rối loạn kinh nguyệt

Đối với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không ổn định, chu kỳ kinh đến sớm hoặc đến quá muộn, máu kinh ra quá ít, quá nhiều cũng dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Và tất nhiên là rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ gây ra chậm kinh, rong kinh hoặc có thể dẫn đến vô kinh.

​   Trễ kinh do cho con bú

Việc cho con bú cũng khiến lượng hormone nữ bị ảnh hưởng, chu kỳ kinh nguyệt ở chị em cũng không đều. Thường thì khi cho con bú, chất prolactin có trong sữa mẹ sẽ làm chậm chu kỳ kinh nên chị em cũng sẽ có vòng kinh muộn hơn so với bình thường.

Sau thời gian cho con bú, chu kỳ kinh của nữ giới sẽ trở lại nhưng cần một khoảng thời gian để duy trì trạng thái ổn định.

​   Trễ kinh do bước vào tuổi dậy thì

Hầu hết những bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì đều gặp phải hiện tượng chậm kinh, chu kỳ kinh không ổn định. Các bậc phụ huynh cũng như các bạn gái không nên lo lắng quá bởi chúng không có ảnh hưởng gì. Sau khi bước qua tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bạn gái sẽ trở nên ổn định như bình thường.

Ngoài những nguyên nhân chậm kinh kể trên thì cũng còn khá nhiều nguyên nhân khác mà không phải chị em nào cũng nắm rõ. Tốt nhất, chị em khi thấy mình bị chậm kinh kèm theo các biểu hiện bất thường thì nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị.

Chị em nữ giới nên làm gì khi bị trễ kinh

Trễ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường nếu do những thay đổi về nội tiết tố, tâm lý, thể trạng mà nên. Khi đó, chậm kinh chỉ diễn ra một vài lần và không cần lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng trễ kinh quá lâu hoặc tình trạng kéo dài thì cần cẩn trọng hơn. Nếu không điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở về quỹ đạo bình thường thì dễ dẫn đến những biến chứng khác nguy hiểm hơn như khó thụ thai.

Trong trường hợp bình thường, chị em chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thực hiện nghỉ ngơi, luyện tập khoa học là có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường. Ngoài ra, cần chăm sóc vùng kín sạch sẽ, khô ráo và tuyệt đối không thụt rửa âm đạo tự ý. Đây cũng là những bí quyết giúp chị em tránh rối loạn kinh nguyệt.

Còn rơi vào trường hợp kinh nguyệt chậm lâu quá mức hoặc liên tục chậm thì bạn cần thăm khám để xác định được nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý. Tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận, các chuyên gia đang sử dụng liệu pháp cân bằng giúp kinh nguyệt trở lại quỹ đạo thông thường. Phương pháp này vừa hiệu quả, lại an toàn và nhanh chóng, hiện đang được nhiều chị em tin tưởng áp dụng.

Chị em nữ giới nên làm gì khi bị trễ kinh

Chị em nữ giới nên làm gì khi bị trễ kinh

   Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận là địa chỉ mà chị em có thể an tâm tin tưởng tìm đến.

​   Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm với mỗi người bệnh mà phòng khám còn có sự đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bệnh, hỗ trợ các bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp.

​   Đặc biệt, mức chi phí điều trị tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận tương đối hợp lý, mức phí được thông báo cụ thể, rõ ràng với người bệnh và được niêm yết theo đúng quy định của . Đối với những trường hợp gặp khó khăn, phòng khám luôn có những chính sách hỗ trợ để giúp chị em có điều kiện được chăm sóc sức khỏe tốt.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận

- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 1900866600 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.

- Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi: