Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Bình Thuận
02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
Liên lạc: 1900866600
Tiểu buốt ra mủ trắng là hiện tượng không chỉ khiến người bệnh hoang mang lo lắng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, gây đau đớn mà đây còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào… tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tiếp tục theo dõi.
Khi thấy có hiện tượng tiểu buốt ra mủ trắng thì người bệnh cần nhanh chóng tìm hiểu và xác định nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều bệnh lý khi mắc kèm theo triệu chứng tiểu buốt và ra mủ. Các bệnh phổ biến có thể kể đến như:
Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì?
Nguyên nhân của bệnh lậu là do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh. Đây được coi là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Các triệu chứng xuất hiện khi người bệnh bị các loại song cầu khuẩn tấn công sẽ thường xuất hiện từ 2 đến 9 ngày.
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu có mủ đọng lại ở trên dương vật nhất là vào buổi sáng sớm, đầu niệu đạo sẽ sưng đỏ. Nếu trường hợp bệnh nặng sẽ thấy có kèm theo máu, loét tròn ở đầu dương vật.
Bệnh lậu cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh lây nhiễm sang cho bạn tình đồng thời phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư.
Nguyên nhân khiến bạn bị viêm niệu đạo chủ yếu là do vệ sinh không sạch sẽ khiến các loại vi khuẩn tấn công như: Candida, Trichomonas, Chlamydia. Các loại vi khuẩn này thường sống ở những nơi ẩm ướt, môi trường bị ô nhiễm.
Bệnh viêm niệu đạo thường thấy ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Khi bị viêm niệu đạo bạn sẽ thấy tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra mủ, gặp khó khăn khi quan hệ tình dục, dương vật đau nhức thậm chí chảy máu.
Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì?
Đây là một trong những bệnh về đường tiết niệu phổ biến và thường gặp. Nguyên nhân là do bàng quang bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, nấm chủ yếu là E. coli hoặc một số loại nấm, vi khuẩn đường ruột.
Bệnh viêm bàng quang sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Nếu trường hợp bệnh nặng có thể sẽ kèm dịch mủ có màu xanh hoặc màu vàng chảy ra từ niệu đạo. Nếu để bệnh nặng có thể kèm theo triệu chứng tiểu ra máu, bụng dưới bị căng tức.
Viêm mủ bể thận là do bể thận bị bội nhiễm và gây ra bể thận hậu phát. Khi đó, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu khó tiểu buốt và có lẫn mủ ở trong nước tiểu.
Bên cạnh đó nếu người bệnh mắc các bệnh về thận như: bệnh lao thận, thận có nhiều nang, ung thư thận thì cũng sẽ có triệu chứng trên.
Tiểu buốt ra mủ trắng là bệnh gì?
Đây là căn bệnh xảy ra ở nam giới trung niên và cao tuổi. Nguyên nhân là do các loại nấm, vi khuẩn có hại gây nên. Các loại vi khuẩn này chúng xâm nhập vào tuyến tiền liệt và phá hủy các tế bào ở đây khiến tuyến tiền liệt không thể bài tiết được lượng nước thải ra ngoài môi trường. Cũng chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tinh dịch phát triển.
Viêm, áp xe tuyến tiền liệt có thể khiến bệnh nhân tiểu buốt, tiểu rắt kết hợp cùng với các dịch mủ ở niệu đạo tiết ra. Bệnh nhân bị bệnh nặng thì còn có hiện tượng tiểu ra máu, dương vật có hiện tượng sưng đỏ, cản trở quá trình quan hệ tình dục.
Các bệnh lý gây chứng tiểu buốt có mủ trắng đều rất nguy hiểm, đặc biệt là bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm ngay từ đầu, để bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm, nguy cơ gặp phải những biến chứng càng cao. Điển hình như:
Tiểu buốt ra mủ trắng nguy hiểm không?
Tăng nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh xã hội khác như sùi mào gà, giang mai.
Vô sinh – hiếm muộn: Lậu cầu khuẩn phát triển mạnh và lây lan sang toàn bộ cơ quan sinh sản gây các bệnh lý viêm nhiễm như viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh ở nam giới và viêm cổ tử cung ở nữ giới. Đây đều là các bệnh lý dẫn tới tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
Tăng nguy cơ biến chứng ung thư: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung ở nữ, ung thư tinh hoàn và dương vật ở nam giới.
Bệnh lậu đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai vì có thể gây chửa ngoài tử cung, nhiễm trùng nước ối, sinh non. Thậm chí là sảy thai nếu không được phát hiện và điều trị sớm nhất. Hệ lụy theo đó là thai nhi sinh ra dễ bị mù lòa, viêm màng não.
Vi khuẩn lậu để lâu sẽ xâm nhập vào khớp, máu, mắt… gây nên các bệnh viêm khớp, nhiễm trùng máu, mù lòa…
Ngoài ra, bệnh lậu còn làm suy giảm nghiêm trọng đời sống sinh hoạt và tình dục của người bệnh.
Như những phân tích trên cũng dễ dàng thấy và hiểu được rằng hiện tượng tiểu buốt ra mủ do rất nhiều nguyên nhân, bệnh lý gây nên. Chính vì vậy, để chữa trị hiệu quả, triệt để đái buốt có mủ bạn cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Sau khi xác định nguyên, bệnh lý do đâu bạn có thể sẽ được điều trị, tùy thuộc nguyên nhân và loại bệnh các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau. Chẳng hạn như:
Cách điều trị tiểu buốt ra mủ hiệu quả
Nếu bị tiểu buốt kèm ra mủ do lậu: Người bệnh sẽ điều trị kháng sinh để giảm triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng các loại máy móc để tăng cường hấp thu thuốc.
Nếu tiểu buốt ra mủ trắng do bệnh viêm niệu đạo, các bệnh bàng quang: Người bệnh sẽ phải điều trị bằng thuốc kháng viêm. Tùy thuộc nguyên nhân do nấm hoặc do vi khuẩn sẽ được chỉ định thuốc phù hợp. Bạn cũng có thể sẽ phải sử dụng các loại thuốc giảm đau và các loại thuốc Đông y để điều trị kết hợp.
Nếu bị tiểu buốt ra mủ trắng do áp xe, viêm tuyến tiền liệt: Người bệnh sẽ phải sử dụng các loại thuốc tùy thuộc theo cấp độ cấp tính, mãn tính. Bạn sẽ phải dùng kết hợp cả thuốc tiêm và thuốc uống.
Lưu ý: Để chữa tiểu buốt có mủ tốt nhất vẫn là nên đi khám để được điều trị sớm. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện mà không có sự chỉ định của các bác sĩ, bên cạnh đó cũng không nên tự ý thay đổi loại thuốc, liều dùng.
Tiểu buốt có mủ hoàn toàn có thể chữa trị nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bạn cũng nên tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, không sử dụng các loại chất kích thích, uống đủ 2l nước mỗi ngày. Nếu muốn được tư vấn chính xác hơn về tình trạng bệnh của mình, bạn có thể liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn theo số điện thoại: 1900866600. Hoặc CLICK vào KHUNG CHAT bên dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.
Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Khu phố 14, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận
- Đặt lịch hẹn qua số điện thoại: 1900866600 để được đăng ký khám sớm không mất công chờ đợi.
- Đăng ký ngay để nhận tư vấn và dịch vụ ưu đãi:
Em muốn đi khám sức khỏe sinh sản thì cần chuẩn bị những gì, trước khi đi khám cần kiêng gì không bác sĩ.
Chào Khang! Để khám sức khỏe sinh sản, em nên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân. Trước khi đi khám cần kiêng không xuất tinh ít nhất 3 - 5 ngày, ăn uống khoa học, lành mạnh, vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát....
Bác sĩ ơi mấy ngày hôm nay em cảm thấy đau tức tinh hoàn, nhất là mỗi khi đi lại hoặc làm việc nặng. Nếu nằm hoặc chườm ấm thì đỡ hơn một chút. Không biết tình trạng này của em là bị bệnh gì? Có chữa được không ạ?
Chào Thanh! Đau nhức tinh hoàn là tình trạng không hiếm gặp, nhất là nam giới trong độ tuổi sinh sản. Cơn đau tức có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau hơn khi đi lại hoặc làm việc nặng nhọc như em miêu tả. Thông thường đau tinh hoàn là biểu hiện các bệnh liên quan đến mào tinh, ống dẫn tinh. Để biết chính xác tốt nhất em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà uống để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn nhé.
Em có dấu hiệu đi tiểu buốt 3 hôm nay rồi, mỗi lần đi cảm thấy đau nhức, em có ra hiệu thuốc mua thuốc về uống nhưng không đỡ. Không biết tình trạng này của em có nguy hiểm không ạ?
Chào em! Tình trạng đi tiểu buốt là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc nhiều bệnh nam khoa, bệnh xã hội nguy hiểm. Trong đó thường gặp nhất là bệnh lậu, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt... Em mới miêu tả là em đi tiểu buốt kèm đau nhức, đã uống thuốc nhưng không đỡ tốt nhất em nên đến phòng khám để được bác sĩ khám lâm sàng, làm xét nghiệm nước tiểu và có kết luận chính xác nhất.